Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

CÁ KHO LÀNG VŨ ĐẠI- KHƠI DẬY HỒN QUÊ VIỆT



Nói đến món cá kho, ắt hẳn tất cả các vùng miền trên giải đất hình chữ S đều biết. Nhưng với cá kho của làng Vũ Đại, hay còn gọi là làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân rất đặc biệt. Cá kho ở đây là một nghề lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Để có một nồi cá kho giá trị phải qua rất nhiều công đoạn tuyển chọn và đun nấu nghiêm ngặt. Cá kho ở Đại Hoàng chủ yếu là loại cá trắm đen. Cá được ướp bằng riềng, kho trong niêu đất và ăn vào dịp Tết Nguyên đán.

Có 3 yếu tố để làm nên hương vị đặc trưng của niêu cá kho Đại Hoàng: 1. Phải là cá trắm đen được nuôi tự nhiên từ 2 - 3 năm; 2. Phải có vị chua của tương cua hoặc quả chanh, quả chấp; 3. Thời gian kho từ 10 - 14 tiếng trong niêu đất. Cụ thể: Cá trắm đen tươi ngon được cắt bỏ đầu, bỏ đuôi, chỉ kho phần khúc giữa. Gia vị gồm có tương cua (hoặc vị chua của quả chanh, chấp), ớt tươi, mắm ngon, giềng, gừng. Cá kho xong sẽ có màu vàng sậm, thịt cá chắc và thơm, xương cá mềm tan, ăn với cơm nóng mùa lạnh là ngon nhất. Ngày xưa, niêu cá Đại Hoàng tương truyền còn là món quà người dân quê dâng vua quan tỏ lòng kính trọng.

Với công thức và gia vị cổ truyền của riêng người dân làng Đại Hoàng, Thuấn Việt  xin giới thiệu món cá kho làng Vũ Đại với các đặc điểm như sau :
+ Cá: Trắm đen ( bỏ đầu và đuôi )
+ Nồi: Niêu đất
+ Thời gian kho: 24 tiếng có người trực
+ Gia vị: Gừng, giềng, mắm, muối, xườn lợn, nước cốt cua ……và một số gia vị cổ truyền!
Quy trình chế biến cá kho làng Đại Hoàng cũng rất cầu kì: Niêu đất mang từ vùng Nghệ An, vung niêu mang từ Thanh Hóa, Quy trình chế biến: Niêu đất được “tôi” bằng cách nấu cháo để giữ được độ bền trước khi kho cá, nhiên liệu dùng đun cá phải là củi nhãn và trấu để giữ được độ thơm phù hợp với món cá kho.
Niêu đất sau khi rửa sạch phải lót ở bên dưới một lớp giềng lát để cá không bị cháy, bên trên phủ sườn lợn
Cá được chọn để kho phải là loại cá trắm đen nặng từ 3 – 5kg , chỉ có cá trắm đen mới giữ được độ chắc sau 16-24 tiếng kho. Sau khi mổ cá, bỏ lại đầu và đuôi, cho cá luôn vào niêu đất sau đó phủ một lớp giềng + gừng + hành khô giã lên trên, cho mắm , muối, gia vị và một chút knorr vào và bắt đầu kho.
Trong quá trình kho, khi cạn nước, cần hòa nước dùng ( kẹo đắng ) vào nước cốt chanh, nước cốt của và một số gia vị cổ truyền khác có pha thêm chút nước để thường xuyên tra vào làm cá không bị cháy, phải cho nồi cá sôi sùng sục trong suốt 16 – 24 tiếng đồng hồ.
Khi kho xong, cá cần phải săn chắc lại, mùi hương tỏa lên cần phải có mùi thơm kết hợp của gừng + hành + cá và các loại gia vị khác.

Sau khi kho xong, cần dùng quạt điện để quạt nguội hẳn cá trước khi đóng hộp nguyên nồi và chuyển cho khách hàng
Khúc cá có màu đen nâu thịt cứng , xương mềm, khi ăn không phải bỏ đi một chút nào thì mới đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Nếu bạn thưởng thức món cá mà sợ bị hóc sương thì nay bạn không cần lo lắng nữa. Chúng tôi cam kết chất lượng và giá cả tốt nhất thị trường hiện nay.

MÙA VÀNG CỦA LÀNG VŨ ĐẠI



Không biết từ bao giờ, bên cạnh "bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ" thì cá kho đã trở thành một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Có rất nhiều kiểu cá kho khác nhau, nhưng ngày Tết, người Bắc thường chọn loại cá kho mặn với riềng truyền thống - đó là kho khô, chứ ko kho lạt (kho nhiều nước) như người  miềnTrung, miền Nam. Sự có mặt của cá kho có lẽ bắt nguồn từ việc ngày Tết sau khi liên miên với rượu chè, thịt mỡ, đồ nhậu khắp nơi thì người ta muốn tìm về những thứ gì thật giản dị. Một thứ gì đó mặn mòi, ăn với cơm trắng lành bụng, lại để được lâu. Chỉ cần lôi trong tủ lạnh ra, xắn 1 miếng cá kho riềng ăn với cơm nóng, rồi chan bát canh măng xì xụp, với tôi - đó là bữa ngon nhất trong ngày Tết. Thứ nữa, cá trắm kho riềng - thứ cá kho khô, nhừ xương mà ko tanh, rất hợp để  ăn nguội, dầm ra từng sợi trét lên miếng bánh chưng xanh thật dền, thêm củ hành muối chua thì chao ôi là ngon... Mối lương duyên cá kho ngày Tết có lẽ ra đời từ đó.
Cứ mỗi dịp cận kề tết cổ truyền của dân tộc, cá làng Vũ Đại hay cá kho Đại Hoàng (nay là xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân) lại tất bật nhộn nhịp tập trung làm cá kho để chuẩn bị cho một cái tết được chu đáo nhất.

Những ngày giáp tết cổ truyền của dân tộc, người dân bắt đầu kho cá từ ngày 9 tháng chạp và hết tháng giêng âm lịch. Những ngày như rằm tháng chạp, dịp Tết ông Công, ông Táo, khách thập phương nườm nượp kéo nhau về đặt hàng. Mỗi một nồi cá kho có giá thấp nhất là từ 400 đến 700 nghìn đồng, đắt nhất là 1 triệu đến 1,2 triệu đồng. Cá kho xong phải để ra ngoài hơn 1 tiếng cho nguội.

Cá kho làng Vũ Đại Hà Nam Nhờ kinh doanh từ cá kho mà nhiều người dân Nhân Hậu cũng “ăn nên làm ra”. Nếu cứ tính một nồi cá kho trên 3kg có giá 1 triệu đồng, mỗi dịp lễ tết một cơ sở nấu ít nhất cũng phải ngót nghét vài trăm niêu. Cơ sở nào có tiếng tăm thì phải nấu đến hơn 1.000 niêu. Cá kho làng Vũ Đại thậm chí, còn có nhiều cơ sở phải từ chối đơn đặt hàng của khách vì làm không kịp, họ cũng không dám nhắm mắt làm liều thu lợi nhuận, vì một niêu cá kho Đại Hoàng đã xuất ngoại có tiếng tăm, không dám vì một chút ít lợi nhuận trước mắt mà đánh mất đi thương hiệu.